[tintuc]
Sự “chấm mút” chiếc bánh “nhân quyền” của tổ chức ACAT

Chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới chiêu bài “nhân quyền” vốn là thủ đoạn mà các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội chính trị không ngừng tiến hành. Chỉ bằng những dữ liệu một chiều và sự nhận định chủ quan, dù nhiều cá nhân, tổ chức chưa từng đặt chân đến Việt Nam nhưng vẫn vội vã kết luận, quy chụp cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Theo thông tin đang được nhóm “mõ làng dân chủ” hào hứng chia sẻ, vừa qua, Tổ chức công giáo hành động chống tra tấn (Action by Christians for the Abolition of Torture – ACAT) tại Pháp đã trao cho Tổng Thống nước này bản “kiến nghị thư” yêu cầu chính phủ Pháp lên tiếng mạnh mẽ hơn, yêu cầu “nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng các cam kết về nhân quyền”. Với những ý kiến đóng góp, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền chân chính, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng, tiếp thu và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, không ít cá nhân, tổ chức lại đang sử dụng chiêu trò dân chủ, nhân quyền để công kích, chống phá, vu khống, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

 

Sự “chấm mút” với chiếc bánh “nhân quyền”

Như luận điệu đang được các đối tượng rêu rao, ACAT Đức đã có buổi thắp nến và cầu nguyện qua mạng lưới toàn cầu cho những “tù nhân lương tâm” khắp thế giới, trong đó có Đinh Thị Thu Thủy, một đối tượng chống phá đất nước vừa bị kết án 7 năm tù do phạm tội “Làm, tàng trữ phát tán hoặc tuyên truyền thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngoài ra, ACAT Pháp còn gửi đề nghị Tổng thống Macron nêu vấn đề các nhà hoạt động bị cầm tù vì hoạt động nhân quyền ở Việt Nam và cho rằng “một năm sau khi Quốc hội Châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ.”

Nói về ACAT, đây là một tổ chức phi chính phủ tự nhận hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, tham gia vào việc đấu tranh bãi bỏ tra tấn” bằng cách đưa ra các thỉnh nguyện thư và thực hiện các chiến dịch cầu nguyện cho tù nhân lương tâm. Đồng thời, ACAT còn hoạt động để thúc đẩy các chính sách đối với người tị nạn, bảo đảm nhân quyền được thực thi trên thế giới, gám sát việc thực hiện các quyền con người tại các quốc gia, chống lại tra tấn và án tử hình.

Nghe về mục đích của ACAT, sẽ không ít người bị đánh lừa về tổ chức này. Tuy nhiên, nhìn vào những gì ACAT tuyên bố về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy đằng sau tấm mặt nạ “thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền” vẫn là tư tưởng bài xích Việt Nam. Những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền được đưa ra hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật, mang tính xuyên tạc, vu khống một cách trắng trợn.

 

Những giá trị nhân quyền tại Việt Nam luôn luôn được bảo đảm

Căn cứ duy nhất mà các cá nhân, tổ chức núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền dựa vào để kết luận, quy chụp Việt Nam vi phạm nhân quyền là đã kết án “người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm”. Tuy nhiên, ngay chính khái niệm “người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” mà các đối tượng đang sử dụng cũng hoàn toàn mơ hồ, sai trái.

Thực tế cho thấy, những kẻ được các cá nhân, hội nhóm, tổ chức liệt kê vào nhóm “bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” đều là những kẻ có hành động vi phạm pháp luật hình sự, chống phá nền hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, hành vi chính của các đối tượng này là lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để làm, tàng trữ, phát tán những thông tin, luận điệu, bài viết, hình ảnh vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kích động tư tưởng thù hằn, mâu thuẫn, chống đối chế độ; bôi nhọ, hạ bệ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, phỉ báng lịch sử, kích động tư tưởng bất tuân dân sự v.v…

 

Đơn cử như với đối tượng Đinh Thị Thu Thủy vừa được thắp nến cầu nguyện, từ năm 2018 đến 2020, đối tượng này đã lập 2 tài khoản mạng xã hội facebook và đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, bình luận có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, kích động tư tưởng, hành động chống đối, căm ghét, hận thù chính quyền nhân dân; tung tin vu khống, nói xấu lãnh đạo cấp cao gây hoang mang dư luân, vu khống, nói xấu chế độ v.v… Với những hành vi trên, Đinh Thị Thu Thủy đã bị kết án 7 năm tù giam, 2 năm quản chế theo quy định của pháp luật. Việc xét xử, kết án với Đinh Thị Thu Thủy là hoàn toàn đúng người đúng tội, đúng pháp luật của nhà nước Việt Nam. Vậy hà cớ gì để các ACAT tung hê thị thành nhà “bất đồng chính kiến”? Phải chăng tổ chức ACAT này đang bảo vệ nhân quyền theo công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia? Nếu đúng vậy, thì với những hành vi của Đinh Thị Thu Thủy như trên đã lợi dụng điều 19 khoản 1 và 2 của công ước quốc tế về nhân quyền để vi phạm điều 19 khoản 3 và điều 20 khoản 1 và 2 của công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết? Phải chăng với hành động này tổ chức ACAT cũng đã vi phạm nghiêm trọng điều 1 của công ước quốc tế về nhân quyền là can thiệp vào quyền tự do, tự quyết của dân tộc vể thể chế chính trị; can thiệp thô bạo vào nội bộ của quốc gia có chủ quyền và đã tham gia và là thành viên chính thức ký kết công ước quốc tế về nhân quyền; Can thiệp thô bạo vào pháp luật Việt Nam.

 

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, trong năm 2020, khi đất nước phải đối mặt với thiên tai, bão lũ khủng khiếp; khi tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến hết sức phức tạp, có thể thấy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thống nhất một lòng, phát huy cao độ tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Trong khi ở nhiều quốc gia dân chủ phương Tây, dịch bệnh lấy đi mạng sống của rất nhiều người thì tại Việt Nam, không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đơn độc đối đầu với dịch bệnh.

Giá trị cơ bản nhất của nhân quyền là mang lại cuộc sống ấm no, hòa bình, ổn định, an toàn cho toàn bộ quần chúng nhân dân chứ không phải là những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ, hẹp hòi, vô liêm sỉ chống phá đất nước như những gì các “nhà dân chủ” đang thể hiện. Hơn ai hết, chính nhân dân Việt Nam là người hiểu rõ nhất tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Người Việt Nam tự quyết định được tương lai của Việt Nam, không cần những “bàn tay độc” núp bóng “nhân quyền” can thiệp.

Bảo An

 

Kính thưa quý vị, như trên chúng tôi đặt tiêu đề “Sự “chấm mút” chiếc bánh “nhân quyền”, bởi vì theo chúng tôi thì Thỉnh nguyện thư của ACAT kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam chỉ là thư rác! Và là một tổ chức công giáo tự phát…

Trò hề của các tổ chức mang danh, núp bóng xã hội dân sự ngày càng lộ diện khi 'tung hứng' với những trò diễn của làng đấu tranh dân chủ, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị,...

Những trò diễn khôi hài được các tổ chức mang danh quốc tế phi chính phủ núp bóng với các loại tên mỹ miều thuộc xã hội dân sự lấy làm 'minh chứng' để 'thư ngỏ', 'thỉnh nguyện thư', .... lên chính phủ các nước thời gian gần đây bị bóc trần nên khá trơ trẽn, lố bịch trước người dân Việt Nam. Mới đây nhất là vụ Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực khiến các dân biểu Đức và EU phải lao tâm, lao lực để ngồi soạn thư 'yêu cầu Chính phủ Việt Nam' thư gửi chưa tới nơi nhận thì Trần Huỳnh Duy Thức lại tuyên bố 'ngưng tuyệt thực' (mời bạn xem thêm bài viết: Phạm nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức 'tát vào mặt' dân biểu Đức và EU? )và nay trò diễn của làng đấu tranh dân chủ trước tết Nguyên đán của Việt Nam cũng được 'kích hoạt' bằng một thỉnh nguyện thư do ACAT 'soạn giả' đệ trình lên Tổng thống Pháp. 

 

Hẳn mọi người vẫn còn nhớ, vào đầu tháng 1/2021 làng đấu tranh dân chủ 'rỉ tai' nhau chia sẻ cái gọi là 'thỉnh nguyện thư' mà đấu trường dân chủ đã đề cập bằng bài viết "Mưu hèn của ACAT lợi dụng mác 'tù nhân lương tâm' để kêu gọi ký thỉnh nguyện thư" và theo đúng lời hứa của ACAT thì 'thỉnh nguyện thư' đã được gửi đến Tổng thống Pháp vào ngày 12/2 (tức ngày mồng một tết cổ truyền Việt Nam). Liệu, thỉnh nguyện thư này Tổng thống Pháp có chấp nhận ?

Dưới góc nhìn của Đấu trường dân chủ thì thỉnh nguyện thư do ACAT gửi đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chỉ 'hình thức' làm cho có làm theo lời cam kết và làm cho có thông lệ và thậm chí làm để 'ghi danh hoạt động' của tổ chức này. Bởi các lí do như sau:

 

Thứ nhất, dạng 'thỉnh nguyện thư' của một tổ chức xét về tư cách thì ACAT chỉ là dạng tổ chức xã hội thì nếu có gửi hàng tá 'thỉnh nguyện thư' cũng không có giá trị gì. Trong khi, dân biểu gửi 'thỉnh nguyện thư' còn không 'được đếm xỉa tới' huống chi lại là 'thư của một tổ chức xã hội'. Trong khi Tổng thống còn bận trăm công nghìn việc cần giải quyết đối với những vấn đề nảy sinh ở quốc gia và quốc tế thì còn sức đâu để 'để ý đến' mấy cái trò thỉnh nguyện thư. 

 

Thứ hai, tự nặn ra những thuật ngữ 'phi lý' và đòi hỏi không tưởng liên quan đến ngoài sự giải quyết của ngài Tổng thống Pháp. Trước hết, bản thân thuật ngữ 'tù nhân lương tâm' đã cho thấy một giả thuyết 'ảo tưởng' của những kẻ 'sáng tạo thỉnh nguyện thư'. Điều này mặc nhiên Pháp sẽ khó mà chấp nhận bởi nếu chấp nhận vô hình chung Pháp hiện tại và sau này cũng phải phải gánh chịu hậu quả với việc 'thừa nhận khái niệm tù nhân lương tâm'. Theo đó, ở tầm Quốc gia không bao giờ một quốc gia có thể chấp nhận một nội hàm thuật ngữ 'tù nhân' không có thực. Mặt khác, vô lối đặt điều kiện 'thả tự do' cho những tên tội phạm xâm phạm an ninh Quốc gia Việt Nam. Điều này lại càng 'không tưởng'. Bởi rõ như ban ngày, pháp luật Việt Nam áp dụng trong phạm vi hiệu lực áp dụng theo lãnh thổ của Việt Nam và không một ai, một tổ chức nào có thẩm quyền để có thể 'thả tù nhân' nếu không thông qua bằng con đường tố tụng hợp pháp bởi các cơ quan tố tụng Việt Nam. Thực tế, ở Việt Nam không có tiền lệ 'thả tù nhân' khi tù nhân đó đang chấp hành án trừ khi vụ án đó được xem xét lại theo trình tự thủ tục tố tụng hoặc thuộc trường hợp nhân đạo trục xuất đi tị nạn theo diện tị nạn được một nước nào đó chấp thuận. Nếu ngài Tổng thống pháp 'xét thấy' chấp nhận cho những tù nhân xâm phạm an ninh Quốc gia ở Việt Nam được tị nạn tại Pháp thì có thể Việt Nam sẽ xem xét cho đi tị nạn theo chính sách nhân đạo.

 

Thứ ba, chỉ có 10.600 chữ ký trong thỉnh nguyện thư thì e rằng thỉnh nguyện thư này chỉ là 'hạt muối bỏ bể'. Hiện chúng tôi chưa bình luận gì về việc có đúng hay không số lượng chữ ký là 10.600 nhưng con số này so với số dân của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu ? chiếm bao nhiêu % ? chưa kể đến việc những người ký tên vào thỉnh nguyện thư đó là người như thế nào ? có còn mang quốc tịch Việt Nam hay không ? Hiện tại, dân số Việt Nam đến năm 2020 có hơn 96 triệu người thì tỷ lệ người ký tên vào thỉnh nguyện thư chỉ chiếm 0,01%. Chưa kể, người ký tên vào thỉnh nguyện thư kia hiện đang trốn chạy tị nạn chính trị hoặc đang tị nạn chính trị ở các nước khác nhau như Thái Lan, Campuchia, Mỹ, Pháp, Đức, Anh,... cũng phải đến gần 10.000 người. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để thấy thỉnh nguyện thư này không có giá trị để cần phải xem xét.

 

Thứ tư, vì sao ACAT lại chấp nhận gửi 'thỉnh nguyện thư' mà không phải thư yêu cầu. Điều này ACAT biết quá rõ cái tầm của mình ở đâu và dạng 'thỉnh nguyện thư' là dạng 'thỉnh cầu' không có 'hồi âm' từ phía người nhận. Chính từ việc không chết ai, không cần nhận lại 'kết quả hồi âm' nên ACAT định đánh lừa dư luận bằng việc 'rung chuông' cho rằng cần phải 'gửi thỉnh nguyện thư'. Xin nhắc để ACAT biết rằng, 'thỉnh nguyện thư' chỉ được coi là thư rác chứ không phải thư cần được xem xét và trả lời của người có trách nhiệm nhận thư.

 

Với các lý do trên, chúng tôi nhận định việc 'tạo sự kiện theo sáng kiến của ACAT' cũng chỉ là một hoạt động khôi hài nhằm 'đánh trống ghi danh hoạt động' của tổ chức này. Không lẽ, một tổ chức xã hội do thế lực thù địch 'nặn ra' lại không có hoạt động gì ? Đồng thời, bóc mẽ cái hoạt động 'không tưởng' của những tổ chức xã hội dân sự núp bóng với những cái tên mĩ miều và các chương trình nghe có vẻ 'rất thê lương'. Theo đó, Văn phòng nội các Pháp cũng như ngài Tổng thống Pháp sẽ chẳng bận tâm gì đến cái thể loại 'thỉnh nguyện thư' do ACAT đưa ra vào ngày 12/2 vừa qua.

Thành Nam

[/tintuc]