Việt Tân cáo buộc Việt Nam ngăn chặn những ‘blogger nổi tiếng’

Việt Nam thực sự ngăn chặn những ‘blogger nổi tiếng’ như cáo buộc của việt tân?

Lợi dụng sự kiện tổ chức phi chính phủ Freedom House có trụ sở ở Mỹ đưa ra báo cáo sai lệch, thiếu thiện chí với nước ta về tự do Internet. Việt Tân và các thế lực thù địch lại đăng tải trên mạng xã hội nhiều bài viết để vu cáo Việt Nam chúng ta không có tự do Internet, mục đích là nói xấu Đảng, nhà nước, nói xấu chế độ, chống phá cách mạng nước ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.

Ngày 23 tháng 9 năm 2021, trên trang Facebook của Việt Tân đăng bài “Việt Nam vẫn không có tự do Internet” đã dẫn báo cáo của Freedom House và lớn tiếng vu cáo cho rằng Việt Nam ngăn chặn “những trang blog nổi tiếng, những nhân vật nhiều người theo dõi, những nội dung quảng bá các tổ chức tôn giáo” và giam giữ “Nhiều nhà báo, nhà hoạt động và cả những người dùng mạng xã hội bình thường”. Đây là sự vu cáo trắng trợn, không đúng tình hình thực tiễn ở nước tan để nói xấu chế độ, chống phá cách mạng, đi ngược với nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

 

Luận điệu của Việt Tân vu cáo “Việt Nam vẫn không có tự do Internet” là sự bỉ ổi không thể chấp nhận được, phản ánh không đúng với tự do Internet ở nước ta. Không thể dựa vào cái gọi là báo cáo của Freedom House để cho rằng nước ta không có tự do Internet. Bởi vì, Freedom House luôn có cái nhìn thiếu thiện chí với nước ta, hơn nữa không có tổ chức, cá nhân nào hoạt động tại Việt Nam để xem xét tự do Internet một cách thực tế khách quan, mà chỉ dựa vào những lời vu cáo, bịa đặt của các thế lực phản động, các phần tử bất mãn mà đưa ra những nhận xét thiếu khách quan về tự do Internet há chẳng phải là “Thầy bói xem voi” hay sao. Đảng, nhà nước ta  luôn nhất quán chủ chương chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người trong đó có quyền tự do Internet. Đó vừa là động lực vừa là mục tiêu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chúng ta luôn tự hào Việt Nam tuy là một quốc gia kết nối Internet toàn cầu muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới (19/11/1997), song đến nay nước ta là một trong 20 nước có tỷ lệ người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới khoảng 68 triệu người, chiếm 70% dân số, trong đó khoảng 94% sử dụng thường xuyên. Tốc độ phát triển Internet ở nước ta rất nhanh đạt được nhiều thành tựu to lớn, là công cụ tìm kiếm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Đó là sự thật không thể chối bỏ, một minh chứng hùng hồn cho tự do Internet ở nước ta. Sự vu cáo của Freedom House đã được Bộ ngoại gia nước ta bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định “Đây không phải là lần đầu tiên Freedom House đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật ở Việt Nam. Thực tế những nỗ lực và bảo đảm quyền con người ở Việt nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (VPR) của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc qua các chu kỳ. Do đó báo cáo của Freedom House là vô giá trị.

 

Việt Nam không ngăn chặn “những trang blog nổi tiếng, những nhân vật nhiều người theo dõi, những nội dung quảng bá các tổ chức tôn giáo”, đó chỉ là sự bịa đặt vô căn cứ, thể hiện tư tưởng chống phá cách mạng nước ta đến cùng của tổ chức khủng bố Việt Tân. Ở nước ta mọi tổ chức, cá nhân đều tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do phản biện các vấn đề đời sống xã hội trên mạng xã hội Internet, điều này đã được pháp luật quy định. Song Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đề phải có các biện pháp không để việc lợi dụng tự do Internet để nói xấu cá nhân, tổ chức, chống phá chính quyền, vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như Quốc hội Mỹ đã ban hành các văn bản xử lý ngăn chặn việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực… Ủy ban Châu Âu yêu cầu Facebook, google, Twitter điều chỉnh các tài khoản sử dụng công cụ, truy quét thông tin xấu, gồ các thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Châu phi và Trung Quốc đã ngiêm cấm Facebook. Thái Lan, Hàn Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet kiểm duyệt, ngăn chặn các tài khoản có nội dung “không phù hợp”. Nói như vậy để thấy rằng để bảo đảm an ninh mạng, ngăn ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng mạng xã hội vi phạm pháp luật, xuyên tạc sai sự thật, nói xấu cá nhân, tổ chức, chống phá chính quyền thì tự do Internet cần phải có sự kiểm soát là phù hợp với thực tiễn trong nước và trên thế giới. Nước ta không ngăn chặn “Những trang blog nổi tiếng, những nhân vật nhiều người theo dõi, những nội dung quảng bá các tổ chức tôn giáo” mà chỉ ngăn chặn những hành vi lợi dụng tự do Internet để vi phạm pháp. Tự do Internet không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, mà phải trong khuân khổ của pháp luật có như vậy mới bảo đảm cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

Luận điệu vu cáo cơ quan thực thi pháp luật giam giữ “Nhiều nhà báo, nhà hoạt động và cả những người dùng mạng xã hội bình thường” là hoàn toàn vô lý, không đúng sự thật. Những “nhà báo”, “nhà hoạt động” bị bắt giữ mà Việt Tân rêu rao đó là Phạm Thành, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm…. Đây thực chất là những kẻ với vỏ bọc “nhà dân chủ”, lợi dụng tự do ngôn luận, tự do Internet để đăng tải những bài viết, clip chống phá Đảng, chế độ, chính quyền nhân dân, vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật là điều hiển nhiên chứ không phải tự do Internet mà bị giam giữ như Việt Tân rêu rao.

Việt Tân sử dụng mạng xã hội tuyên truyền sai sự thật về tự do Internet ở nước ta để lừa rối nhân dân nhằm mục đích nói xấu Đảng, nhà nước, nói xấu chế độ cũng không có gì là lạ. Bởi chúng là một tổ chức khủng bố luôn dùng mọi thủ đoạn đê hèn để chống phá cách mạng nước ta. Chính vì vậy mà cho dù chúng có xảo ngôn thế nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận một thực tế là ở nước ta quyền con người luôn được đề cao, trong đó có tự do Internet. Những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận để làm những điều sằng bậy ắt phải chịu phản đối từ nhân dân, bị pháp luật chừng trị.

Thanh Tùng 

 

Freedom House lại làm trò với các tiêu chí xếp hạng Việt Nam về tự do Internet

Ngày 23 tháng 9 năm 2021, trên trang chủ của Tổ chức Freedom House (www.freedomhouse.org) có đăng bảng xếp hạng tự do Internet đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó xếp Việt Nam nằm trong danh mục đất nước không có tự do về Internet với số điểm 22/100. Cùng trong nhóm này còn có Trung Quốc (10/100), Cuba (21/100), Myanmar (17/100)…

 

Bảng xếp hạng trên được tổ chức này đánh giá theo thang điểm của 3 tiêu chí: Những trở ngại khi tiếp cận Internet (ta được 12/25 điểm); Giới hạn nội dung trên Internet (6/35 điểm) và Vi phạm quyền của người dùng Internet (4/40 điểm). Tổ chức này cũng đánh giá một cách tổng quan về Internet tại Việt Nam, trong đó có một số nội dung được “nhai lại” nhiều lần bởi một số tổ chức nhân quyền hay của Bộ Ngoại giao Mỹ trong báo cáo hàng năm của họ về đất nước chúng ta. Tổ chức này cho rằng: “Ở Việt Nam, quyền tự do Internet vẫn còn bị hạn chế do sự kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ…Các tổ chức chính trị trên mạng xã hội ở Việt Nam bị hạn chế mạnh trước cuộc bầu cử tháng 5/2021”. Và “Việt Nam là một quốc gia độc đảng, do đó mặc dù có một số ứng cử viên chuyên ngành kỹ thuật tự ứng cử nhưng thực tế là bị cấm, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hoạt động xã hội dân sự bị hạn chế chặt chẽ. Tính độc lập về tư pháp là không có”.   

Đặc biệt trong từng tiêu chí đánh giá, Freedom House còn tự đặt ra các câu hỏi sau đó tự đánh giá điểm và kết luận một cách chủ quan, không có căn cứ xác thực, khi nhận xét thì không rõ là lấy từ nguồn thông tin nào. Một số ví dụ cụ thể, trong tiêu chí A. Những trở ngại khi tiếp cận Internet (Obstacles to Access), tổ chức này đặt câu hỏi: “Có phải các cơ quan quản lý quốc gia giám sát các nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ kỹ thuật số, không cho họ hoạt động tự do, công bằng và độc lập không?” và đánh giá Việt Nam đạt 0/4 điểm. Họ nhận xét rằng: “Các cơ quan chức năng điều chỉnh, giám sát công nghệ kỹ thuật số đột xuất, không công khai, không tham vấn cộng đồng, bất kỳ cơ quan chính phủ nào cũng có thể ra lệnh kiểm duyệt nội dung trực tuyến”.

 

Còn ở tiêu chí B. Giới hạn về nội dung trên Internet (Limits on Content), ở câu hỏi: “Các cơ quan nhà nước hoặc liên quan có sử dụng pháp lý, hành chính hay các biện pháp khác để buộc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân phải xóa những nội dung đăng tải trên Internet, đặc biệt là về nhân quyền hay không?”, nội dung này ta cũng được 0/4 điểm. Trong phần nhận xét này, Freedom House đưa ra những ví dụ về các vụ việc vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng của nước ta và cho rằng việc cho ra đời một bộ luật và hướng xử lý như vậy của Chính phủ ta là vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do sử dụng Internet, kiểu như “…Các nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến, bao gồm cả những người sống bên ngoài Việt Nam, ngày càng bị tạm ngưng tài khoản Facebook do vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của nền tảng. Ví dụ, Blogger Bùi Văn Thuận đã bị đình chỉ tài khoản Facebook và sau đó bị cấm vĩnh viễn sau khi ông chỉ trích vai trò của chính phủ trong vụ tranh chấp Đồng Tâm trong một bài đăng trên Facebook vào tháng 1 năm 2020. Tài khoản của ông đã không được khôi phục cho đến tận tháng 9 năm 2020”.

Có thể nhận thấy rằng, sự đánh giá của Freedom House là hoàn toàn thiếu thực tế, không phản ánh trung thực, đầy đủ về tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam. Đặc biệt là những nhận xét mà tổ chức này đưa ra thể hiện sự kém hiểu biết về chính sách và luật pháp của đất nước ta, mang tính áp đặt, chủ quan và có phần nào đó tạo cớ kích động, giật dây cho những phần tử chống đối, cơ hội chính trị, bất mãn chế độ trong và ngoài nước được dịp “la làng”, “ỉ ôi”, “than khóc”.

 

Thực tế, trong những năm vừa qua, Internet đã có những bước phát triển vượt bậc, hay có thể nói là “ngoạn mục” tại Việt Nam. Theo số liệu của Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam là 1 trong top 20 nước có số người sử dụng (Internet cao nhất thế giới, tỷ lệ NSD Internet theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2019 là đạt 68,7%, trong khi đó trung bình của thế giới là 51,4%. Hiện tỷ lệ này chỉ thấp hơn các nước phát triển (86,7%), các nước đang phát triển (44,4%) và các nước châu Á - Thái Bình Dương (44,5%). Trong khi đó, số liệu về tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet hiện nay, Việt Nam đạt 71,3%, trong khi trung bình thế giới chỉ là 57,4%. Con số này tại các nước phát triển là 85%, châu Á - Thái Bình Dương là 53%. Như vậy, tỷ lệ của Việt Nam cao hơn trung bình khu vực, đạt 83,7% so với các nước phát triển, gần ngang bằng với các nước phát triển. Cũng theo số liệu của Cục Viễn thông, thời điểm diễn ra dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng băng rộng di động của Việt Nam trong năm 2020 tăng đến 22,45%, băng rộng cố định tăng 13,33% so với cùng kỳ. Hiện nay băng rộng cố định hộ gia đình hiện đạt 15,68 triệu, chiếm 58,34% số hộ gia đình, tức là tăng trưởng rất mạnh mẽ trong năm 2020 trong thời gian cách ly, làm việc từ xa.

 

Còn theo đánh giá của trang BBC Tiếng Việt ngày 22 tháng 11 năm 2017: “Năm 2000, chỉ có 0.2% người Việt có Internet, nhưng 17 năm sau, hơn 53% dân số có thể truy cập mạng thường xuyên. Facebook và YouTube là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với 51% người dùng Internet sử dụng hai mạng xã hội này. Việt Nam cũng đứng thứ 7 trong danh sách những nước có người dùng đông nhất trên Facebook, theo báo cáo của We are Social, một công ty chuyên về chiến lược tiếp thị và quảng cáo điện tử”.

Theo thống kê của Internet World Stats (www.internetworldstats.com), số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam (tính đến tháng 6/2021) là 75.940.000 người trên tổng số dân là 98.168.833 người, chiếm 77,4%, nằm trong Top 10 ở Châu Á về số người dùng.

 

Tuy nhiên, một bộ phận cá nhân, tổ chức lợi dụng không gian mạng để đả kích, xuyên tạc, vu cáo, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, nói xấu Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hoặc sử dụng mạng Internet để hoạt động chống phá lật đổ chính quyền nhân dân, kích động gây chia rẽ, mất đoàn kết nhằm phục vụ cho mưu đồ, âm mưu chính trị đen tối. Một bộ phận lợi dụng mạng xã hội để tô vẽ hình ảnh cá nhân, tuyên truyền văn hóa lai căng, dị hợm, đi ngược lại với truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt v.v…Những việc làm trên vi phạm pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đi ngược lại quan điểm của phần lớn người dùng Internet trong nước, vì thế những trường hợp này cần phải được xử lý một cách kiên quyết theo đúng pháp luật nhằm giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy, việc cấm đoán, hạn chế chỉ dành cho những kẻ không chấp hành nghiêm quy định, không chấp hành pháp luật triệt để mà thôi. Freedom House cũng không có tư cách pháp lý hay sự ràng buộc gì để đánh giá một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam, những đánh giá nêu trên chỉ là vô nghĩa, mang tính chủ quan, cảm tính và chỉ đại diện cho một tổ chức “tự xưng” hoặc một nhóm nhỏ anti-communists mà thôi./.

Mạnh Hải