Siêu tăng T-95 nếu được sản xuất có lẽ sẽ giúp Nga thay đổi tình thế chiến trường Ukraine, nhất là khi T-90 chưa thể hiện xuất sắc như mong muốn.
Theo 19FortyFive.Siêu tăng T-95 là một trong những
chương trình vũ khí bị hủy bỏ do khủng hoảng kinh tế thời kỳ hậu Xô Viết gây ra
nhiều tiếc nuối nhất đối với Quân đội Nga ngày nay.
Object 195 được xác định là xe
tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ thứ tư của Nga. Công việc thực sự bắt đầu tại
Uralvagonzavod vào năm 1988, nhưng sau khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, dự
án đột ngột bị tạm dừng.
Tuy nhiên, những nỗ lực đã được
thực hiện sau khi Quân đội Nga kế thừa phần lớn kho xe tăng của Liên Xô - bao gồm
cả những chiếc T-80 MBT do nhà máy Omsktransmash sản xuất; và loại T-72 do
Uralvagonzavod chế tạo.
Cơ sở lắp ráp của Uralvagonzavod
cũng sản xuất T-90 - thậm chí vào thời điểm đó phần lớn ý kiến cho rằng đây thực
sự là điểm dừng của gia đình T-72, trong khi một loại xe tăng hiện đại hơn nên
được sản xuất.
Mặc dù chiếc xe tăng đang được
phát triển chưa bao giờ nhận tên chính thức T-95, biệt danh này dường như được
nhắc tới khi những báo cáo đầu tiên về chương trình xuất hiện vào năm đó. Trên
thực tế, nó không được Quân đội Nga chính thức thừa nhận cho đến năm 2000.
Thông tin chi tiết về thiết kế
còn ít, nhưng các nguồn tin cho thấy nó lớn hơn những chiếc MBT của Liên Xô, và
có lẽ tương tự về kích thước cũng như trọng lượng so với MBT phương Tây sản xuất
bao gồm Challenger 2 của Anh, Leopard 2A7 của Đức và M1A2 Abrams của Mỹ.
Mục tiêu của chương trình T-95
là tạo ra MBT thế hệ tiếp theo, do vậy nó có rất ít điểm tương đồng so với T-90
hoặc các thiết kế cũ hơn thời Liên Xô. Thay vào đó, nó tập trung vào vỏ giáp nặng
hơn và khả năng sống sót của kíp chiến đấu.
T-95 vẫn được trang bị giáp phản
ứng nổ, nhưng đáng chú ý là vũ khí mạnh hơn, bao gồm pháo chính 152 mm có thể bắn
các loại đạn thông thường cũng như tên lửa dẫn đường, đồng thời bảo vệ tốt hơn
cho kíp lái 3 người.
Một phần của ý tưởng thiết kế
bao gồm tạo ra tháp pháo không người ngồi trong, được điều khiển từ xa, dĩ
nhiên là tích hợp cả bộ nạp đạn tự động cho khẩu pháo chính.
Ngoài ra, xe tăng còn có kính
tiềm vọng toàn cảnh với kính ngắm ảnh nhiệt, cho phép người chỉ huy
"quét" các mục tiêu và sau đó giao việc nhắm và bắn cho pháo thủ.
Bất chấp lời hứa, chương trình
đã bị hủy bỏ vào tháng 4/2010 cùng với các dự án quân sự khác. Thay vào đó,
Quân đội Nga đã chọn hiện đại hóa T-90. Lý do được viện dẫn là chương trình này
đã trải qua quá trình phát triển hàng chục năm và một số tính năng của nó đang
lỗi thời.
Tuy nhiên rõ ràng những gì diễn
ra trên đất Ukraine cho thấy xe tăng T-90 dù là phiên bản hiện đại hóa cao nhất
T-90M Proryv cũng chưa đạt được đến cấp độ mà giới chức quân sự Nga từng kỳ vọng
sẽ xuất hiện trên T-95.
Nếu dự án nói trên không bị hủy
bỏ, Lực lượng vũ trang Nga có thể đã sở hữu một phương tiện tác chiến đủ khả
năng thay đổi cục diện chiến trường và mang lại cho họ ưu thế vượt trội trước đối
phương.
Có thể lập luận rằng Object
195 về cơ bản là chương trình thử nghiệm cho Armata. Nhưng trong khi T-14 cho
thấy nhiều hứa hẹn, Moskva cho đến nay vẫn chưa thể sản xuất hàng loạt loại xe
tăng này với số lượng lớn.
Kể cả khi hoàn thiện và được
đưa vào sử dụng trong năm 2025, T-14 Armata vẫn chưa thể tích hợp pháo chính
152 mm như T-95, trong khi đó MBT NATO đã rục rịch sử dụng pháo 130 mm mạnh hơn
nhiều so với khẩu 125 mm truyền thống mà chiến xa Nga đang mang theo.
0 Nhận xét