Thưa quý vị!
Tiêm kích thế hệ 5 TF-X do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo - vốn
được xem như "bản sao F-22" của Mỹ đã ở trên dây chuyền lắp
ráp.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành quốc
gia tiếp theo Mỹ, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc sở hữu tiêm kích thế hệ 5 nội địa,
đó là chiếc TF-X vốn được so sánh như "bản sao F-22".
Ý định của Thổ Nhĩ Kỳ đối với
máy bay chiến đấu nội địa của họ đã có từ cách đây nhiều năm, nhưng lần đầu
tiên những bức ảnh từ dây chuyền lắp ráp nguyên mẫu đang trong quá trình phát
triển đã được tiết lộ chính thức.
TF-X bắt đầu tồn tại dưới dạng
đồ họa vào năm 2010. Dự án trở nên quan trọng hơn nhiều đối với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ
2 năm trước. Vào năm 2020, Ankara gây tức giận cho Mỹ khi mua hệ thống phòng
không S-400 của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ giải thích rằng
phía Nga đã đưa ra mức giá tốt hơn, thời gian giao hàng nhanh và không ràng buộc
thỏa thuận với việc mua vũ khí bắt buộc trong tương lai.
Sau nhiều tháng đối đầu giữa
Ankara và Washington đã dẫn tới việc Mỹ rút ra con át chủ bài mạnh nhất của
mình: Nếu đưa S-400 vào hoạt động, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi chương trình F-35
Lightning II.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua hàng
trăm máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Nhiều doanh nghiệp nước này thậm chí còn sản
xuất một số linh kiện hay vũ khí đi kèm cho chiếc tiêm kích tàng hình nói trên.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi
chương trình F-35 ảnh hưởng đến cả nền kinh tế địa phương lẫn Washington, vì nước
này phải nhanh chóng tìm các nhà sản xuất linh kiện tương tự, với cùng mức giá
và trong cùng thời gian.
Không có máy bay chiến đấu thế
hệ thứ năm để thay thế phi đội F-16 Fighting Falcon, Ankara đã đẩy nhanh dự án
TF-X. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được hai động cơ GE
F110 từ Mỹ trước đó, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Đồng thời trong khi vẫn xây dựng
khái niệm về máy bay chiến đấu mới, Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy rằng sự phụ thuộc của
họ vào Mỹ hoặc các đối tác khác sẽ tăng lên theo thời gian. Do đó giống như Ấn
Độ, Ankara đã thực hiện các bước để kích thích sản xuất trong nước.
Hai động cơ GE F110 sẽ được sử
dụng cho nguyên mẫu TF-X. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phát triển các động
cơ của riêng mình để cung cấp lực đẩy cho máy bay chiến đấu tương lai, chúng sẽ
dựa trên sản phẩm của Mỹ.
Những bức ảnh vừa xuất hiện
cho thấy quá trình hoàn thiện của TF-X. Thân máy bay đã được lắp ráp sẵn. Có vẻ
như chiếc tiêm kích sẽ có 2 động cơ. Theo một số thông tin bên lề, máy bay dài
hơn 20 mét, tức là thuộc dòng tiêm kích nặng.
Chính vì đặc điểm này mà giới
truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà quan sát đã tiến hành so sánh TF-X với F-22
Raptor của Mỹ. Bên cạnh F-22, Su-57 Felon và J-20 Mighty Dragon của Trung Quốc
cũng có chiều dài hơn 20 mét.
Nhưng báo chí Thổ Nhĩ Kỳ so
sánh máy bay chiến đấu của họ với Raptor chính xác vì sự tương đồng lịch sử -
F-22 cũng bắt đầu như một dự án chế tạo tiêm kích thế hệ thứ năm của Mỹ nhằm
thay thế các phi cơ đã cũ vào thời điểm đó.
Động cơ GE F110 sẽ giúp nguyên
mẫu TF-X cất cánh trong ba năm nữa. Năm 2025 là thời điểm Ankara thực hiện chuyến
bay chính đầu tiên của TF-X. Một số chuyên gia nói rằng thực nghiệm cho thấy GE
F110 là động cơ cực kỳ đáng tin cậy và hiệu quả.
Theo họ, động cơ dành cho chiếc
TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai có thể sẽ mang những đặc điểm tương tự. Những
người khác cho rằng Ankara sẽ nỗ lực sử dụng các bằng sáng chế động cơ F110 của
GE nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
Tuy nhiên, liệu GE F110 có đáp
ứng đầy đủ các đặc điểm của TF-X hay không vẫn còn phải xem xét thêm. Động cơ
này hiện cung cấp năng lượng cho các máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Mỹ.
Theo những gì được biết, Thổ
Nhĩ Kỳ sẽ tìm kiếm các tùy chọn động cơ tương tự như của F-22, đó là sản phẩm
F119-100 của Pratt and Whitney. Điều này nghĩa là tốc độ bay tối đa trong khoảng
Mach 2,25 - 2,5, cũng như tầm bay tối đa 3.000 km.
Việc TF-X trên dây chuyền lắp
ráp là một tin vui đối với Ankara. Một mặt, Thổ Nhĩ Kỳ đang cho thế giới thấy rằng
bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, họ sẵn sàng chấp nhận thách thức và chế tạo
máy bay chiến đấu của mình. Mặt khác, sẽ đẩy nhanh quá trình đổi mới F-16.
Nhưng ở chiều ngược lại, cũng
có không ít nhận xét cho rằng các mốc thời gian mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra cho tiêm
kích tàng hình thế hệ năm TF-X của mình là quá lạc quan, khi họ chưa có kinh
nghiệm trong việc chế tạo máy bay chiến đấu.
Đơn cử như Nga, Moskva vẫn
đang phải chật vật hoàn thiện chiếc Su-57 Felon của mình, bất chấp năng lực của
ngành công nghiệp hàng không quân sự vượt trội so với Thổ Nhĩ Kỳ rất nhiều lần.
Còn các bạn nghĩ sao về Tiêm kích thế hệ 5 'bản sao F-22' bắt đầu được
Thổ Nhĩ Kỳ lắp ráp. Hãy để lại bình luận chia sẻ của Bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã
theo dõi, và hẹn gặp lại các bạn trong video tiếp theo trên kênh em anh hai
mươi bốn giờ bạn nhé.
0 Nhận xét